Phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce rate trong Email Marketing?

Phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce Rate trong Email Marketing
5
(1)

Bounce Rate trong Email Marketing một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của tệp dữ liệu khách hàng.

Từ các thông số này, marketer sẽ có sự điều chỉnh việc thu thập tệp data đầu vào giúp chất lượng khách hàng tăng lên.

Trong Email Marketing, chỉ số này lại chia ra làm 2 nhóm Hard Bounce và Soft Bounce.

Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc gửi email không thành công. Tuy nhiên chúng sẽ có sự khác biệt đáng kể về nguyên nhân và cách xử lý.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa hard bounce và soft bounce, cùng với tác động của chúng đến chiến dịch email marketing của doanh nghiệp.

Hard Bounce Rate là gì?

Chỉ số Hard bounce rate trong email marketing là tỷ lệ số lượng email gửi đi thất bại. Nguyên nhân thường là do địa chỉ email không chính xác hoặc không tồn tại. Hard bounce thường là một vấn đề nghiêm trọng hơn so với soft bounce. Nó cho thấy rằng email của bạn đã không thể đến được đích và sẽ không bao giờ đến được đích trong tương lai.

Nguyên nhân của hard bounce có thể là do địa chỉ email không tồn tại. Một lý do khác là bởi các hạn chế bảo mật mà ISP (Internet Service Provider) hoặc tổ chức của người nhận áp dụng. Ngoài ra, tài khoản email của người nhận đã bị đình chỉ hoặc bị vô hiệu hóa cũng sẽ gây ra Hard Bounce rate.

Soft Bounce Rate là gì?

Chỉ số soft bounce trong email marketing là tỷ lệ email gửi đi bị thải hồi trong lần gửi đó nhưng có thể được chuyển tiếp trong các lần gửi tiếp theo. Soft bounce thường xảy ra khi email đến người nhận bị hạn chế do kích thước của hộp thư đến đã đầy, hoặc do lỗi tạm thời của mạng hoặc máy chủ email.

Soft bounce là một vấn đề phổ biến hơn so với hard bounce, vì nó không đại diện cho việc email của bạn không thể đến được đích. Thay vào đó, nó cho thấy rằng việc gửi email của bạn đã bị hạn chế. Bạn cần thay để đảm bảo việc gửi email thành công trong các lần gửi tiếp theo.

Phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce rate trong Email Marketing

Dựa trên định nghĩa của Hard Bounce và Soft Bounce kể trên, chúng ta có thể cơ bản hình dung ra sự khác biệt của 2 khái niệm này.

Điểm chung của 2 khái niệm

  • Cả hard bounce rate và soft bounce rate đều là chỉ số thể hiện tỷ lệ email không được gửi thành công đến đích.
  • Cả hai chỉ số đều cho thấy tình trạng của danh sách email mà bạn đang sử dụng để gửi thư đi.

Sự khác nhau của 2 khái niệm

  • Hard bounce rate chỉ tính toàn bộ số email không thể được gửi đến người nhận vì lý do không hợp lệ. Ví dụ chỉ email không chính xác, không tồn tại hoặc bị chặn. Trong khi đó, soft bounce rate chỉ tính số lượng email không thể được gửi đến người nhận trong lần gửi đó. Tuy bạn vẫn có thể gửi trong các lần tiếp theo.
  • Hard bounce rate thường là một vấn đề nghiêm trọng hơn so với soft bounce rate. Nó cho thấy một số lượng đáng kể các email của bạn không thể đến được người nhận. Trong khi đó, soft bounce rate thường là một vấn đề tạm thời và có thể được khắc phục bằng các biện pháp như thử gửi lại email sau một khoảng thời gian hoặc liên hệ với người nhận để tìm hiểu thêm về tình trạng hộp thư đến của họ.
  • Thông thường, hard bounce rate sẽ ảnh hưởng đến chất lượng danh sách email của bạn hơn so với soft bounce rate. Những địa chỉ email không hợp lệ nếu không được loại bỏ khỏi danh sách có thể gây ra vấn đề cho các chiến dịch email của bạn và có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của bạn trong mắt nhà cung cấp dịch vụ emaill

Tại sao cần giảm thiểu tỉ lệ Bounce Rate?

Chỉ số Bounce rate sẽ có rất nhiều tác động tiêu cực đến chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

Giảm thiểu tỉ lệ này sẽ giúp cho bạn:

Đảm bảo chất lượng danh sách email

Tỉ lệ bounce rate cao cho thấy danh sách email của bạn không chính xác hoặc không được cập nhật thường xuyên. Việc giảm thiểu tỉ lệ này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng danh sách email và tăng khả năng tiếp cận được đến đối tượng khách hàng chính xác.

Tăng độ tin cậy của tài khoản email

Tỉ lệ bounce rate cao có thể làm giảm độ tin cậy của tài khoản email của bạn và dẫn đến việc email của bạn bị xếp vào hộp thư spam hoặc bị chặn hoàn toàn. Chiến dịch của bạn có khả năng thất bại vì không đến được với người

Tối ưu hóa tỷ lệ mở và tương tác email

Tỉ lệ bounce rate thấp sẽ làm tăng tỷ lệ mở và tương tác email. Điều này tác động rất nhiều đến hiệu quả của chiến dịch email marketing của bạn.

Tiết kiệm chi phí

Nếu bạn sử dụng dịch vụ email marketing trả phí, tỉ lệ bounce rate cao sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Nếu tối ưu được các chỉ số, bạn sẽ có dư ngân sách để triển khai nhiều chiến dịch marketing khác nhau.

Cách giảm thiểu tỉ lệ Bounce Rate trong Email Marketing

Việc giảm thiểu tỉ lệ bounce rate là rất quan trọng trong email marketing để đảm bảo chiến dịch của bạn hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là cách giảm thiểu tỉ lệ này:

Rà soát danh sách Email định kỳ

Rất nhiều email bị lãng quên sau một thời gian chủ nhân đăng ký chúng. Ngay khi khách hàng mục tiêu không còn nhu cầu sử dụng, họ sẽ vĩnh viễn không mở nó ra xem nữa.

Thanh lọc định kỳ danh sách email không chỉ giúp giảm bounce rate mà còn ‘lọc bớt’ những địa chỉ email ‘quá hạn’ sử dụng. Từ đó giúp tối đa tỷ lệ mở và tăng độ ‘uy tín’ của chiến dịch gửi tới. 

Xác nhận 2 lần khi đăng ký theo dõi

Để tránh email của doanh nghiệp được gửi tới các địa chỉ ‘giả’ hoặc những tài khoản không còn sử dụng nữa, hãy sử dụng chiến lược xác nhận 2 lần: Thay vì đưa khách hàng vào danh sách email khi họ ‘subscribe’/ đăng ký theo dõi, hãy gửi thư xác nhận và chỉ đưa họ vào danh sách tiềm năng khi họ một lần nữa click vào đồng ý trong email. 

Với cách này sẽ làm danh sách email marketing bạn thù về ít hơn. Tuy nhiên lại giúp tối đa về chaast lượng và tăng xác suất gửi email tới đúng người, đúng mục tiêu!

Phân nhóm khách hàng theo các điểm chung

Mỗi đối tượng đều có một nhu cầu riêng, một mối quan tâm riêng đặc biệt khi doanh nghiệp cung cấp cùng lúc nhiều dịch vụ. Hãy đảm bảo rằng nội dung email được gửi tới mang tính cá nhân cao – đúng nội dung, đúng người thay vì gửi chung một nội dung cho toàn bộ danh sách. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể hạn chế tối đa khả năng bị ‘block’ hoặc đánh giá là spam khi gửi email định kỳ cho đối tượng mục tiêu. 

Một trong những cách tối ưu để chia nhóm danh sách khách hàng tiềm năng là dựa trên hành vi tương tác của họ – gửi những chủ đề ‘đồng điệu’ cùng nội dung họ quan tâm để liên tục dẫn dắt họ ‘lún sâu’ hơn trong ‘phễu bán hàng’.

Sử dụng các phần mềm lọc email

Việc thu thập data qua các hình thức khác nhau đều không tránh khỏi việc nhận về những địa chỉ giả hoặc sai thông tin. Sử dụng các phần mềm lọc email sẽ giúp bạn loại bỏ ra những email không tồn tài.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm hỗ trợ marketer thanh lọc lại tệp email sẵn có.

Bạn có thể tham khảo các phần mềm sau:

  • Top Email Verify
  • Solid Verify
  • Email Marker
  • Zerobounce
  • Mailfloss
  • Email List Verify

Thử nghiệm A/B testing cho các tệp khách hàng

A/B testing là một kỹ thuật thử nghiệm phổ biến trong Email Marketing, giúp cho nhà tiếp thị đo lường hiệu quả của chiến dịch email. Từ đó tối ưu hóa các tỉ lệ như Bounce rate, Open rate, CTR…

Thông qua A/B testing, bạn có thể thử nghiệm nhiều danh sách email khác nhau để xác định danh sách nào có tỉ lệ bounce rate thấp hơn. Từ đó kết hợp sử dụng các công cụ đã giới thiệu ở trên để thanh lọc lại tệp khách hàng. Tệp dữ liệu của bạn sẽ ngày một chất lượng hơn, tỉ lệ Bounce rate cũng sẽ được giảm xuống

Kết luận

Phân biệt Hard Bounce và Soft Bounce rate là rất quan trọng trong Email Marketing để cải thiện chất lượng danh sách email và đạt được tỷ lệ giao tiếp thành công với khách hàng cao hơn.

Hard Bounce là khi email không gửi được đến địa chỉ email do lỗi không xác định hoặc do lỗi mạng, trong khi Soft Bounce là khi email không gửi được đến địa chỉ email do các lỗi tạm thời.

Bạn cập nhật và kiểm tra danh sách email thường xuyên và sử dụng các công cụ để xử lý các địa chỉ email Hard Bounce để giữ cho danh sách email sạch và luôn chính xác.

Bạn có cảm thấy bài viết hữu ích? Hãy để lại đánh giá nhé!

Lựa chọn mức độ hữu ích của bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Kết quả đánh giá 1

Chưa có ai đánh giá bài viết! Hãy là người đầu tiên!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục bài viết